Giỗ tổ Hùng Vương từ lâu đã trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc, in đậm trong tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều
Bạn biết gì về lễ hội đền Hùng?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Giỗ tổ Hùng Vương từ lâu đã trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc, in đậm trong tâm linh của mỗi người dân đất Việt. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày giỗ tổ, đều hướng về vùng đất xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ. Nơi đây chính là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt. Từ ngàn đời nay, đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Lễ hội đền Hùng

  Lễ hội đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ  bao đời nay. Lễ giỗ tổ Hùng Vương cử hành vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

Lễ hội đền Hùng có đặc thù là phần lễ nặng hơn phần hội. Tâm tưởng người về dự hội là hướng về tổ tiên, cội nguồn với sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc.

41 làng xã thuộc tỉnh Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ) tham gia rước kiệu có bày lễ vật, đi kèm có phường bát âm tấu nhạc, cờ quạt, bát bửu, lọng che cùng chiêng trống. Những làng ở xa thường phải rước 2-3 ngày mới tới.

Xưa kia, việc cúng tổ cử hành vào ngày 12 tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Thường khi con cháu ở xa về làm giỗ trước 1 ngày, vào ngày 11 tháng 3 (âm lịch)... Đến thời nhà Nguyễn định lệ 5 năm mở hội lớn 1 lần (vào các năm thứ 5 và 10 của các thập kỷ), có quan triều đình về cúng tế cùng quan hàng tỉnh và người chủ tế địa phương cúng vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch). Do đó ngày giỗ tổ sau này mới là ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm.

Những năm hội chính thì phần lễ gồm phần tế lễ của triều đình sau đó là phần lễ của dân. Có 41 làng được rước kiệu từ đình làng mình tới đền Hùng. Đó là những cuộc hành lễ thể hiện tính tâm linh và nhân văn sâu sắc. Các kiệu đều sơn son thếp vàng, chạm trổ tinh vi, được rước đi trong không khí vừa trang nghiêm vừa vui vẻ với sự tham gia của các thành phần chức sắc và dân chúng trong tiếng chiêng, trống, nhạc bát âm rộn rã một vùng.

Phần hội gồm các trò chơi dân gian như đánh vật, đu tiên, ném còn, cờ người, bắn cung nỏ... và đặc biệt là các đêm hát xoan, hát ghẹo - 2 làn điệu dân ca độc đáo của vùng đất này.

Mấy nghìn năm trông coi và gìn giữ, đánh giặc và dựng xây, đền Hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần dân tộc, là cội nguồn của sức mạnh, niềm tin, chói sáng của một nền văn hóa.

Lịch sử như một dòng chảy liên tục. Trải mấy nghìn năm, trước bao biến động thăng trầm, trong tâm thức của cả dân tộc, đền Hùng vẫn là nơi của bốn phương tụ hội, nơi con cháu phụng thờ công đức tổ tiên.

(Theo Vietbao)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Bạn biết gì về lễ hội đền Hùng?


niệm Phật Giải mã giấc mơ thấy trứng gà già cóc Tay Ngày tốt phong thuỷ cho mái nhà tướng phụ nữ dê phong thủy ở phòng làm việc SAO TAM THAI BÁT TỌA TRONG TỬ VI CA may mắn bố cau chuyen tu vi Top 4 con giáp không bao giờ thất Phu Thê Tuổi mậu thìn hút nên tuổi Mão Cung Bạch Dương Ất Mùi mạng mộc hợp màu gì Chính giuong ngu gia tiên Màu sắc cả ÐšÑƒÑ Ñ ÐºÐ Ðº các bức tượng điêu khắc nổi tiếng ngã 12 cung hoàng đạo chọn tháng làm nhà năm 2014 thiên lương xem tử vi Bắt mệnh giàu nghèo 海浪会员管理软件 磁条卡刷卡器 cac lễ hội rằm tháng 7 Trang trí nhà theo phong thủy cho người 12 phú TÃ Æ cương thi Nốt ruồi Cầu dự đoán vận mệnh thang 7 tu vi Những cái tên cấm kỵ cho bé tuổi xem tử vi Top con giáp giàu sang bậc nhất Luận Con người